Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2017

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM Hà Văn Thùy Cho đến cuối thế kỷ trước, do quá hiếm tư liệu nên hầu hết các cuốn sử đều viết rất sơ lược về thời Tiền sử. Vì thế, mặc nhiên hình thành quan niệm thời Tiền sử không quan trọng đối với lịch sử các quốc gia. Sách sử Việt Nam không là ngoại lệ. Trong cuốn Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy tới thế kỷ X (LSVN I) của Viện Sử học tái bản mới đây, thời Tiền sử người Việt tuy được kéo dài tới 800.000 năm nhưng con người chỉ được biết tới qua sự chuyển hóa từ người Đứng thẳng sang người Khôn ngoan với các bộ lạc Hòa Bình, Bắc Sơn… mà tất cả thành tựu văn hóa chỉ là những hòn đá. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thời Tiền sử có ý nghĩa quyết định tới lịch sử mỗi dân tộc. Trong cuốn Nhiệt đới buồn, Claude-Lévi-Strauss nhà nhân học lớn của thế giới viết: “ Con người chỉ thực sự sáng tạo những công trình vĩ đại vào buổi đầu. Trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ có bước đầu hoàn toàn có giá trị, những giai đoạn kế tiếp chỉ là sự lặp lại những giai đoạ

PHI LỘ

Hình ảnh
DIỄN ĐÀN VĂN HÓA VIỆT CỔ DÂN TỘC-NHÂN BẢN-MINH TRIẾT                                                   PHI LỘ               Cùng bạn đọc, Ta thường nói: “Việt Nam rừng vàng biển bạc.” Không sai. Nhưng nay rừng hết rồi, còn biển vừa ô nhiễm vừa bị lấn chiếm! Chính lúc tưởng như bị dồn tới đường cùng, chúng ta khám phá ra kho tàng vô giá mà tổ tiên để lại: Văn Hóa. Từng bị coi là đám Tàu lai trôi sông lạc chợ tụ tập ở đồng bằng sông Hồng, đọc nhờ học mướn từ tiếng nói đến chữ viết Trung Hoa, hàng nghìn năm cớm rợp dưới bóng văn hóa Hán, chúng ta hèn yếu đi, tưởng chừng không bao giờ ngóc đầu lên được! Hơn nghìn năm dù được giải phóng về lãnh thổ, về chủ quyền, nhưng chúng ta chưa bao giờ được giải phóng về văn hóa. Tới tận hôm nay, cái bóng văn hóa Trung Hoa vẫn đè nặng lên tâm khảm mỗi người dân Việt. Thật đáng mừng là sang kỷ nguyên mới, sự thật bị chôn vùi hàng nghìn năm đã phát lộ: Đất Việt Nam là cái nôi của con người và văn hóa phương Đông. Claude-Lé